Tóm tắt nội dung (mục lục)
ĐIỀU TRỊ BẰNG THUỐC THIÊN THẢO MỘC:
Điều trị bệnh tại nhà với 2 sản phẩm: Bôi ngoài da, xoa bóp Thông Kinh Hoạt Cốt Thiên Thảo Mộc Kết Hợp Thuốc Uống Kinh Mạch Xương Khớp Thiên Thảo Mộc
CÔNG DỤNG CỦA BÀI THUỐC: Uống Kinh Mạch Xương Khớp Thiên Thảo Mộc
Công dụng:
Giúp mạnh gân cốt, hỗ trợ giảm các triệu chứng đau lưng, nhức mỏi, viêm đau xương khớp, đau mỏi vai gáy, chân tay tê lạnh, co quắp các khớp.
Hết đau thần kinh tọa, thần kinh liên sườn, khắc phục thoái hóa khớp, vôi hóa, gai đốt sống
Giúp giảm đau nhức xương khớp và đẩy lùi các triệu chứng bệnh.Hỗ trợ lưu thông khí huyết, giảm tê bì chân tay.
Bồ bổ cơ thể, làm thông lợi gian và tăng cường độ dẻo dai cho xương.
Hồi phục các tổn thương và tăng dịch khớp.
Chống viêm nhiễm, giúp an thần và cải thiện giấc ngủ.Ngăn cản quá trình thoái hóa và chống lại tác nhân gây bệnh.
Đối tượng dùng:
Người bị đau lưng, nhức mỏi, viêm khớp, chân tay tê mỏi, đau nhức các xương khớp, đau vai gáy, đau cột sống lưng, người lớn tuổi bị đau nhức xương khớp, thoái hóa khớp. Đau thần kinh tọa, tê buốt chân tay, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống
sản phẩm Bôi ngoài da, xoa bóp Thông Kinh Hoạt Cốt Thiên Thảo Mộc
– Dùng để xoa bóp, làm ấm cơ thể
– Sử dụng trong massge để lưu thông máu, nhức mỏi cơ gân xương, bắp thịt, đau lưng mỏi gối hoặc bị chuột rút.
Tác động trực tiếp vào cơ thể giúp giảm đau nhanh chóng.
Hỗ trợ giảm áp lực lên các phần cơ, xương khớp xung quanh.
Hạn chế viêm nhiễm và biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Kích thích tăng cường lưu thông máu, tăng tuần hoàn máu đến các chi.
Giúp bài thuốc uống thẩm thấu nhanh vào cơ thể và mang lại tác dụng lâu dài.
Đối tượng sử dụng cho 2 sản phẩm tương ứng với ngành nghề:
Lao động nặng nhọc, mang vác nặng,
Người già, người bước sang tuổi lão hóa đặc biệt vào thời tiết lạnh sẽ cảm thấy tê buốt tay chân, các khớp….
Người lái xe máy, oto( nghề vận chuyển, seo, trình dược, ngành du lịch…nghề lái xe di chuyển nhiều)
Phụ nữ sau sinh, bệnh nhân sau mổ
Người tập luyện thể thao
Công nhân may mặc, nhân viên văn phòng… ngồi cố định 1 tư thế lâu.
Người tiền sử tai nạn gây tổn thương xương khớp.
Phòng ngừa để giảm các triệu chứng viêm khớp, chế độ dinh dưỡng:
– Giảm cân và tập thể dục đều đặn: Giảm cân giúp giảm khối lượng gây áp lực lên các khớp. Việc thừa cân hoặc quá béo gây nhiều áp lực lên đầu gối và khớp hông, làm tăng nguy cơ viêm khớp. Một bài tập nhẹ nhàng như đi bộ một chặng đường dài để phòng ngừa cứng khớp. Yoga được coi là bài tập phù hợp cho người bị viêm khớp. Thường xuyên xoa bóp các khớp bị tổn thương cũng được khuyến khích, động tác này làm cho khớp ấm lên. Tập thể dục có thể là một cách tuyệt vời để giảm viêm. Nên dành 30-45 phút tập thể dục mỗi ngày, 5 ngày một tuần. Bắt đầu với cường độ tập thể dục chậm, sau đó tăng tốc độ phù hợp với từng cá nhân.
– Thay đổi lối sống: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người hút thuốc có tình trạng viêm khớp cao hơn, vì vậy hãy ngưng hút thuốc lá nếu bạn đang hút. Quản lý tốt stress, do stress có liên quan đến mức độ cao hơn của tình trạng viêm trong cơ thể. Ngoài ra cần ngủ đủ giấc vì giấc ngủ không đầy đủ sẽ khiến các dấu hiệu viêm tăng lên; khuyến cáo trung bình cần ngủ 7-8 tiếng một đêm.
– Giữ ấm khớp khi thời tiết thay đổi: Bảo vệ khớp đúng cách khi trời trở lạnh có thể giúp ngăn chặn cơn đau khớp và bị cứng khớp.
– Chế độ ăn uống chống viêm: Một chế độ ăn uống chống viêm tập trung vào cắt giảm tiêu thụ các chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, tăng tiêu thụ các loại thực phẩm giàu axit alpha-linolenic rất khuyến khích đối với những người cố gắng kiểm soát tình trạng viêm hoặc cho những người muốn khỏe mạnh. Chế độ ăn Địa trung hải, được coi là một ví dụ tốt về một chế độ ăn uống chống viêm, được dựa trên tiêu thụ trái cây, rau, ngũ cốc, các loại hạt và các loại đậu. Cá và hải sản được tiêu thụ ít nhất một vài lần mỗi tuần. Gia cầm, trứng, pho mát và sữa chua dùng vừa phải. Tránh dùng kẹo và các loại thịt đỏ. Ăn thực phẩm cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng cần thiết cũng đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp. Canxi và vitamin D là những chất dinh dưỡng cần thiết cho những người bị viêm khớp. Canxi giúp tái tạo xương, trong khi vitamin D hấp thụ canxi.
Chức năng của kinh mạch, xương khớp? Kinh mạch, xương khớp LÀ GÌ?
Y học cổ truyền phương đông luôn nói về những hệ thống mạng lưới các đường kênh năng lượng chạy dọc ngang khắp cơ thể. Đó chính là hệ thống kinh mạch, bao gồm rất nhiều các đường kinh khác nhau, giúp vận chuyển khí huyết khắp toàn thân đồng thời có chức năng điều hoà cơ thể, báo hiệu bệnh tật và là cơ sở giúp cơ thể phục hồi và tự trị liệu. Trong hệ thống kinh lạc chằng chịt đó, có 14 đường kinh mạch chính, có thể coi là những con đường “quốc lộ” mang ý nghĩa và vai trò hết sức quan trọng đối với sức khoẻ con người. Mỗi đường kinh có chức năng, nhiệm vụ và hệ thống huyệt đạo khác nhau. Nếu chúng ta có đủ sự hiểu biết và biết cách vận dụng quy luật hoạt động của những kinh mạch này, thì sẽ có rất nhiều bệnh tật có thể phòng ngừa, chữa trị hiệu quả và an toàn.
ĐẠI CƯƠNG VỀ KINH LẠC
Nói giản đơn về kinh lạc là: Trên thân mình người ta, cứ một tạng phủ bên trong và bề mặt bên ngoài có mối quan hệ “thông lạc”. Nói cụ thể hơn thì kinh là một đường dây chăng, mỗi một tạng phủ đều có một đường kinh riêng của nó. Nói chung là nó đan dọc trên dưới,thông đạt trong ngoài, mà có đường tuần hành nhất định (theo một đường nhất định mà đi gọi là tuần hành), mỗi một kinh lại phân bố một số huyệt vị. Lạc là do ở đường kinh có phân bố ra rất nhiều chi nhỏ, số lớn là lưới ngang không mấy chỗ là không có thông, giống như một cái lưới bao bọc lấy toàn thân, làm cho kinh này với kinh khác có quan hệ với nhau. Do vậy kinh lạc ở trong ngoài, trên dưới, phải trái, trước sau của cơ thể có quan hệ tương hỗ chung, làm cho tạng phủ trong cơ thể và các tổ chức khí quan các nơi ngoài cơ thể có cùng một quan hệ, duy trì các hoạt động sống được thống nhất và điều hòa.
Bảng 3 – Phân biệt kinh và lạc
Phân loại | Tuần hành | Nơi đi | Số lượng |
Kinh mạch Lạc mạch | dọc cơ thể ngang cơ thể | ở sâu ở nông | ít nhiều |
Về hình tượng mà nói, kinh lạc hầu như có liên quan đến mọi nơi của cơ thể, do đó cũng có tác dụng hai mặt:
Một là có tác dụng giúp “vận hành khí huyết”, sức hoạt động công năng của con người như giơ tay cầm nắm các vật, óc suy nghĩ vấn đề, chủ yếu là dựa vào khí huyết đưa đẩy. “Khí huyết” có thể đưa đẩy đều đặn đến toàn thân là thông qua đường kinh lạc chuyển đạt.
Mặt nữa là có tác dụng làm “chuyển biến tật bệnh”. Do kinh lạc là nơi thông suốt giữa tạng phủ bên trong cơ thể và bề mặt bên ngoài của con người gọi là “thông lạc”,cho nên không những nó đem những bệnhtật bên ngoài chuyển dần vào trong, như bên ngoài bị lạnh có
thể dẫn đến ho hắng và đau bụng, lại còn đem những bệnh biến của tạng phủ phản ảnh lên bề mặt ngoài cơ thể. Ở những nơi đường kinh thuộc tạng phủ đó tuần hành có xuất hiện chứng trạng, có thể theo đó chẩn đoán bệnh ở kinh nào, tạng nào, phủ nào. Phép chữa bệnh bằng châm cứu cũng căn cứ vào quan hệ của kinh lạc, theo nội tạng và huyệt vị hữu quan mới đạt đến mục đích chữa khỏi bệnh.
Ví dụ: Châm huyệt Túc tam lý ở chân có thể chữa đau dạ dày vì huyệt Túc tam lý ở trên kinh mạch túc dương minh vị, kinh mạch này đi từ đầu, mặt xuống qua ngực, bụng, đùi, chân. Châm huyệt Hợp cốc trên bàn tay có thể chữa đau răng vì huyệt này ở trên kinh mạch thủ dương minh đại trường, kinh mạch này đi từ ngón tay, lên qua vai, cổ, đến mặt. Do đó có thể thấy kinh lạc có địa vị trọng yếu trong phép chữa bệnh bằng châm cứu.
Khớp xương là một cấu trúc phức tạp, đa dạng có nhiệm vụ nâng đỡ và hỗ trợ chuyển động linh hoạt của con người. Hiểu rõ cấu tạo và chức năng của khớp là cách tốt nhất để chăm sóc và bảo vệ khớp xương.
- Khớp là gì?
Khớp xương hoặc bề mặt khớp là bộ phận kết nối các xương trong cơ thể để tạo thành một hệ thống xương tổng thể. Các khớp giữ nhiệm vụ hỗ trợ các chuyển động khác nhau của cơ thể.
Một số khớp, ví dụ như khớp gối, khuỷu tay và vai có khả năng tự bôi trơn để hạn chế ma sát và lực tác động lên các khớp và xương. Điều này hỗ trợ phân tán lực nén và trọng lượng cơ thể trong khi vẫn thực hiện các chuyển động một cách linh hoạt và chính xác.
- Có bao nhiêu khớp xương trong cơ thể người?
Trẻ sơ sinh được sinh ra với khoảng 270 xương. Một số xương này có thể hợp nhất với nhau trong quá trình tăng trưởng và phát triển. Người trưởng thành có khoảng 206 xương với 80 xương trục và 126 xương mác. Ngoài ra, các xương bánh chè ở đầu gối thường không giống nhau ở các đối tượng.
Bởi vì số lượng xương ở người thường có một sự chênh lệch nhẹ, nên không thể biết chính xác là có bao nhiêu khớp xương trong cơ thể người. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu ước tính có khoảng 250 đến 350 khớp ở một người bình thường.
- Phân loại các loại khớp trong cơ thể người?
Khớp chủ yếu được phân loại theo cấu trúc và chức năng. Phân loại cấu trúc được xác định bằng cách các xương kết nối lại với nhau, trong khi phân loại chức năng được xác định bởi mức độ chuyển động giữa các khớp xương. Trong thực tế, các xương có thể nằm chồng chéo lên nhau và gây khó khăn cho việc phân loại.
- Phân loại khớp theo cấu trúc
Phân loại theo cấu trúc là cách phân chia khớp theo loại mô liên kết các xương với nhau. Theo cách phân loại này, có bốn loại khớp chính bao gồm:
Khớp xơ kết nối các xương bằng mô liên kết. Khớp xơ thường rất dày và giàu sợi Collagen.
Khớp sụn kết nối các xương bằng sụn. Có hai loại khớp sụn phổ biến là khớp sụn nguyên phát và khớp sụn thứ cấp.
Khớp hoạt dịch là khớp không nối trực tiếp các xương lại với nhau. Xương có các khoang hoạt dịch và được kết hợp bằng mô liên kết. Khớp hoạt dịch thường có sự kết hợp với dây chằng để đảm bảo sự linh hoạt của khớp.
Khớp mặt là mặt phẳng giữa các xương có nhiệm vụ hỗ trợ và kiểm soát các chuyển động ở cột sống.
Các loại khớp thường được phân loại theo chức năng và cấu trúc
- Phân loại khớp theo chức năng
Các khớp cũng được phân loại theo chức năng và nguyên lý hoạt động cụ thể như sau:
Khớp bất động (Synarthroses): Đây là các khớp cố định và không thể chuyển động trong suốt thời gian tồn tại và phát triển. Khớp bất động điển hình và các khớp giữa xương sọ.
Khớp bán chuyển động (Amphiarthroses): Hay còn được gọi là khớp sụn. Các khớp này có nhiệm vụ giữ chặt hai đoạn xương lại với nhau để hạn chế việc di chuyển. Các đốt sống là khớp bán chuyển động phổ biến.
Khớp chuyển động (Diarthroses): Hay còn được gọi là khớp hoạt dịch. Đây là khớp chứa các chất lỏng hoạt dịch để hỗ trợ việc di chuyển khớp mà không gây ra ma sát và tổn thương. Đây là khớp phổ biến nhất trong cơ thể bao gồm khớp vai, khớp gối.
- Phân loại khớp theo cấu trúc sinh học
Khớp xương cũng có thể được phân loại dựa trên giải phẫu hoặc dựa trên đặc tính cơ học sinh học của khớp. Theo phân loại giải phẫu, các khớp được phân loại như sau:
Khớp đơn giản là khớp nối hai bề mặt xương lại với nhau (như khớp vai, khớp hông).
Khớp hợp chất là khớp có ba hoặc nhiều bề mặt khớp nối (như khớp cổ tay).
Khớp phức tạp là khớp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều khớp nối và một cấu trúc khác (như khớp gối).
Chức năng của các loại khớp
Phần lớn các khớp trong cơ thể người có thể di chuyển để hỗ trợ các hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, một số khớp chỉ có chức năng kết nối và ổn định như khớp ở hộp sọ. Cụ thể chức năng của khớp như sau:
Khớp hoạt dịch là khớp phổ biến nhất trong cơ thể và giúp cơ thể di chuyển tự do. Khớp hoạt dịch được bao quanh bởi vô số mô sợi hoặc các viên nang khớp. Các viên nang này chứa đầy chất lỏng giúp bôi trơn và giảm ma sát giữa các xương.
Khớp cầu hỗ trợ chuyển động xoay và các chuyển động linh hoạt của xương. Vai và hông là hai khớp hình cầu phổ biến.
Khớp cầu lồi không thể xoay tròn nhưng rất linh hoạt cho các chuyển động trục. Khớp hàm và khớp ngón tay là hai khớp cầu lồi phổ biến.
Khớp trượt cho phép xương di chuyển qua lại. Khớp mắt cá chân và khớp cổ tay là hai khớp trượt phổ biến.
Khớp bản lề hoạt động như một chiếc bản lề cho phép xương uốn cong.
Khớp hỗ trợ khả năng vận động bình thường của cơ thể
Người trưởng thành có một hệ thống khớp xương đa dạng và phức tạp, dao động từ 250 – 350 khớp. Do đó, tìm hiểu về cấu trúc và chức năng khớp là cách tốt nhất để bảo vệ và phòng ngừa các bệnh lý về khớp.
III. BỆNH XƯƠNG KHỚP LÀ GÌ?
Đây là tên gọi chung cho những bệnh liên quan đến xương và khớp với những biểu hiện thấy là đau nhức, sưng khớp. Nó khiến cho người bệnh bị hạn chế trong việc vận động.
Trên cơ thể người có 3 loại khớp là khớp động (ở tay, chân), khớp bán động (ở đốt sống), khớp bất động (ở hộp sọ). Trong số 3 loại khớp này, khớp động và khớp bán động là những khớp dễ bị suy yếu do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi suy yếu, chúng gây nên bệnh xương khớp ở con người.
Cơ xương khớp thường gặp và cách điều trị ?
Bệnh cơ xương khớp đang có xu hướng trẻ hóa, không chỉ gặp ở người trung niên, cao tuổi mà còn gặp ở cả người trẻ. Tuyệt đối không nên chủ quan vì ai cũng có nguy cơ mắc những bệnh cơ xương khớp sau đây.
Bệnh cơ xương khớp khiến người bệnh vận động khó khăn, đau đớn – Ảnh: Pinterest
Các bệnh cơ xương khớp giờ đây không chỉ gặp ở người trung niên, cao tuổi, mà còn xuất hiện ở nhiều người trẻ, nhất là những người làm việc văn phòng, người thường xuyên phải lao động nặng.
9 bệnh cơ xương khớp thường gặp và cách điều trị
Xã hội càng phát triển, áp lực công việc ngày càng nhiều, nhịp sống càng hiện đại khiến không ít người bỏ quên việc chăm sóc sức khỏe của mình, đặc biệt là chăm sóc và bảo vệ hệ cơ xương khớp.
BookingCare đã tổng hợp bài viết về các bệnh cơ xương khớp thường gặp cũng như biểu hiện điển hình của bệnh. Hy vọng bạn đọc có thêm những thông tin cần thiết để việc phòng tránh, đánh giá và điều trị bệnh tốt hơn.
- Thoái hóa khớp
Bệnh thoái hóa khớp là do mòn sụn khớp, thường xuất hiện ở các khớp chịu tải bởi trọng lượng cơ thể như khớp háng, gối, cột sống… gây đau, hạn chế hoặc mất chức năng khớp.
Triệu chứng đầu tiên của hầu hết người bệnh thoái hóa khớp là đau và cứng (khó vận động) khớp, hay gặp nhất là khớp vùng cổ bàn tay, gối, háng và cột sống.
Đau khớp thường tăng lên khi vận động và ở thời điểm cuối ngày.
Cứng khớp thường xuất hiện vào buổi sáng, sau ngủ dậy.
Tình trạng đau và cứng khớp làm cho bệnh nhân bị hạn chế một số động tác như xoay cổ, đứng lên ngồi xuống, lên xuống cầu thang, gấp cổ tay hoặc đưa với tay sang bên đối diện…
Điều trị thoái hóa khớp
Điều trị thoái hóa khớp gồm nhiều biện pháp bao gồm giảm cân, vật lý trị liệu, thuốc và phẫu thuật.
Phẫu thuật thay khớp được chỉ định (đối với thoái hóa khớp háng, khớp gối) khi tình trạng đau không còn được cải thiện mặc dù đã được điều trị bằng thuốc và tập luyện đúng phác đồ, trên phim chụp Xquang không còn nhìn thấy khe khớp giữa hai đầu xương.
Bơi lội là bài tập tốt nhất cho thoái hóa khớp vì khi bơi lội dưới nước, áp lực lên khớp sẽ giảm, trong khi đó hệ thống cơ, đặc biệt cơ quanh khớp hoạt tích cực làm tăng sức khỏe cho cơ.
- Bệnh Gout (gút)
Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hoá liên quan đến ăn uống do nồng độ axit uric quá cao đến lắng đọng các tinh thể urat (muối của axit uric) hoặc tinh thể axit uric. Triệu chứng bệnh Gout như sau:
Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy
Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào
Khớp sưng đỏ
Vùng xung quanh khớp ấm lên
Hầu hết các biểu hiện của bệnh gout thường kéo dài vài giờ trong 1 – 2 ngày. Tuy nhiên, đối với trường hợp nặng, cơn đau có thể xảy ra trong vòng vài tuần.
Điều trị bệnh gout
Nguyên tắc điều trị bệnh gout là điều trị viêm khớp trong cơn gout cấp và dự phòng tái phát cơn gout.
Trong điều trị bệnh gout, điều quan trọng nhất là phải kiểm soát nồng độ acid uric trong máu ở mức cho phép, để ngăn chặn tái phát cơn viêm gout cấp và các biến chứng nguy hiểm của việc acid uric kết tinh và lắng đọng.
- Bệnh viêm xương khớp
Vị trí tổn thương chủ yếu của viêm xương khớp là sụn khớp – sụn là mô bao bọc các đầu xương có vai trò làm giảm ma sát và đảm bảo các đầu xương có thể dẽ dàng trượt lên nhau khi vận động khớp.
Các khớp thường bị viêm đó là các khớp bàn tay, cột sống, đầu gối, hông. Bệnh này thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên, đặc biệt từ 40 tuổi trở lên. Triệu chứng:
Đau khớp: triệu chứng phổ biến nhất của viêm khớp. Đau có thể khác nhau tùy thuộc vào loại viêm khớp và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh.
Sưng khớp: nguyên nhân phổ biến nhất gây sưng khớp là viêm khớp. Nguyên nhân phổ biến thứ hai gây sưng khớp là tổn thương khớp. Vì vậy, nếu không có thương tích trước đó, có thể sưng là do viêm khớp.
Cứng khớp: những người bị viêm khớp hầu như luôn luôn cảm thấy cứng khớp. Cứng khớp thường nặng hơn vào buổi sáng hoặc sau thời gian dài ngồi cố định ở một vị trí.
Khi bị viêm xương khớp làm các khớp khó chuyển động…
Điều trị viêm xương khớp
Mặc dù có nhiều nguyên nhân gây viêm khớp nhưng mục tiêu điều trị chung là giảm đau, trả lại mức độ hoạt động cho khớp, hạn chế bệnh tái phát và ngăn ngừa biến dạng khớp. Các phương pháp điều trị viêm khớp bao gồm:
- Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng viêm mạn tính tự miễn trong các khớp. Bệnh xảy ra khi hệ thống tự miễn dịch tấn công lên mô xung quanh của khớp được gọi là bao hoạt dịch.
Bệnh ảnh hưởng đến nhiều khớp và cũng có thể ảnh hưởng đến các mô và cơ quan khác của cơ thể. Các triệu chứng của chứng viêm khớp dạng thấp bao gồm:
Khớp đau và cứng
Sưng khớp
Khả năng vận động khớp bị hạn chế
Nóng đỏ quanh khớp
Độ cứng khớp buổi sáng kéo dài trong một giờ trở lên
Xuất hiện các nốt thấp
Tổn thương các khớp đối xứng
Tổn thương các khớp nhỏ bàn tay và bàn chân
Bệnh tim, thận và phổi cũng có thể liên quan…
Điều trị viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh không thể điều trị khỏi hoàn toàn:
Mục tiêu điều trị là nhằm đạt được lui bệnh hoặc duy trì bệnh ở mức độ hoạt động thấp, giảm triệu chứng viêm đau, ngăn chặn sự phá hủy khớp, duy trì chức năng, khả năng làm việc, ngăn ngừa tàn phế.
Ở giai đoạn đầu, khi khớp mới bị sưng nóng nếu được phát hiện sớm và chữa trị tích cực, đúng cách, bệnh có thể diễn biến tốt.
Nếu bệnh đã chuyển sang giai đoạn II, xuất hiện tổn thương ở sụn khớp và đầu xương, người bệnh có nguy cơ bị biến dạng khớp, dính khớp, cứng khớp và mất khả năng vận động.
- Bệnh loãng xương
Bệnh loãng xương, hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày càng thưa dần, điều này khiến xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ.
Triệu chứng bệnh loãng xương thường không rõ ràng. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện khi có những biểu hiện gãy xương…
Đau nhức đầu xương: người bệnh sẽ cảm thấy mỏi dọc các xương dài, thậm chí đau nhức như bị kim chích toàn thân
Đau ở vùng xương chịu gánh nặng của cơ thể thường xuyên như: cột sống, thắt lưng, xương chậu, xương hông, đầu gối, những cơn đau lặp lại nhiều lần sau chấn thương, cơn đau thường âm ỉ và kéo dài lâu
Những cơn đau sẽ tăng lên khi vận động, đi lại, đứng ngồi lâu và sẽ thuyên giảm khi nằm nghỉ
Người có dấu hiệu bị loãng xương thường rất khó thực hiện những tư thế như cúi gập người hoặc xoay hẳn người.
Điều trị loãng xương
Loãng xương phải được điều trị trong thời gian dài nhiều năm, việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc.
Mục tiêu của thuốc điều trị loãng xương là làm giảm nguy cơ bị gãy xương.
Thuốc điều trị loãng xương được chia thành nhóm thuốc chống hủy xương và nhóm thuốc tăng đồng hóa.
Nhóm thuốc chống hủy xương làm giảm quá trình hủy xương trong khi nhóm thuốc tăng đồng hóa làm tăng quá trình tạo xương hơn quá trình hủy xương.
- Tràn dịch khớp
Tràn dịch khớp (tràn dịch khớp gối, khớp cổ tay, cổ chân…) là bệnh rất dễ gặp, có thể sau một tai nạn giao thông, vấp ngã cầu thang… thậm chí thể dục sai cách cũng là nguyên nhân dẫn đến tràn dịch ổ khớp, đặc biệt là khớp gối. Dấu hiệu nhận biết tràn dịch khớp:
Sưng nề ở khớp, một bên khớp này sẽ to hơn bên còn lại
Khớp cử động bị hạn chế, không được linh hoạt
Có hiện tượng đau khớp ít hay nhiều hoặc khiến người bệnh không di chuyển được…
- Thoái hóa cột sống
Bệnh do cột sống phải chịu nhiều các tải trọng xảy ra liên tục, dẫn tới các biến đổi hình thái gồm các biến đổi thoái hóa ở các đĩa đệm, thân đốt sống và các mổm gai sau.
Thoái hóa cột sống thường tiến triển chậm, biểu hiện bởi sự tăng dần các triệu chứng: cứng, đau cột sống và hạn chế vận động. Thoái hóa cột sống được chia thành:
Đau thắt lưng cấp
Đau thắt lưng mạn tính
Thoát vị đĩa đệm
Thoái hóa cột sống cổ
Điều trị thoái hóa cột sống
Hiện nay, y học chưa tìm ra phương pháp nào chữa dứt điểm và làm trẻ hóa cột sống. Việc điều trị chỉ mang tính chất giảm nhẹ triệu chứng, làm gia tăng chất lượng cuộc sống cho người bệnh:
Ở giai đoạn đầu, khi các cơn đau ít hoặc mới ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng phương pháp vận động nhẹ nhàng, tập thể dục vừa phải để cải thiện và ngăn ngừa bệnh tiến triển.
Nếu bệnh chuyển nặng, các cơn đau xuất hiện dữ dội và liên tiếp nhiều ngày, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau, giãn cơ… kết hợp với các thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể phối hợp với vật lý trị liệu giúp phục hồi và tăng cường các chức năng của cột sống.
Việc điều trị bằng phẫu thuật chỉ được chỉ định khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống gây đau thần kinh tọa kéo dài, hoặc co hẹp ống sống mà các biện pháp điều trị nội khoa không hiệu quả.
Thoái hóa cột sống là căn bệnh cơ xương khớp thường gặp
- Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống
Tỉ lệ mắc bệnh nữ: nam là 9 : 1, chủ yếu ở độ tuổi 20 – 30. Lupus ban đỏ không phải là một căn bệnh đơn độc, biểu hiên rất đa dạng, từ biểu hiện nhẹ trên da, tổn thương khớp cho đến sự suy thận tiến triển nhanh, co giật, những tổn thương thần kinh và có thể gây mù lòa.
Các cơ quan thường bị tổn thương bao gồm: khớp, da, thận, tế bào máu, tim, phổi, thần kinh…
Điều trị lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống khó điều trị dứt điểm được, tuy nhiên có thể giảm đáng kể biến chứng của bệnh, cũng như giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ hơn. Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:
Các biện pháp tránh khởi phát đợt cấp, quản lý thai nghén
Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc Corticoid kéo dài
Thuốc chống thấp tác dụng chậm
Bên cạnh đó, cần nghỉ ngơi nhiều và tránh phơi nắng. Đi nắng đội mũ nón rộng vành, mặc quần ó dài tay vì tia UVA làm sẽ trầm trọng bệnh.
Ảnh minh hoạ bệnh LUPUS ban đỏ hệ thống
- Viêm đa cơ
Viêm đa cơ là nhóm bệnh tự miễn với tổn thương chính là tình trạng viêm mạn tính của các bó cơ vân với biểu hiện đặc trưng là yếu cơ vùng gốc chi đối xứng hai bên có kèm tăng các men cơ xương. Bệnh gây ra các triệu chứng:
Yếu cơ ở vùng vai, cánh tay, chậu, đùi thường tổn thương nhất, người bệnh mệt mỏi khi vận động hoặc thực hiện các động tác cần nâng vai. Giai đoạn này các cơ khác cũng có thể tổn thương, kể cả cơ tim.
Tổn thương da: ban ở các vùng da hở. Ban này thường rất ngứa, khiến người bệnh mất ngủ. Các tổn thương ở đầu khiến người bệnh bị hói đầu. Các ban tím sẫm xuất hiện quanh hốc mắt.
Một số biểu hiện khác không đặc trưng như: hồng ban ở má, nhiều chấm nhỏ khiến da lốm đốm, nhạy cảm với ánh nắng, các biến đổi ở quanh móng và biểu bì.
Các biểu hiện của viêm đa cơ và viêm da cơ khác: đau khớp, viêm khớp, tổn thương ống tiêu hóa, tổn thương phổi.
IV.NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH ĐAU XƯƠNG KHỚP:
Cách nhìn nhận về bệnh cơ xương khớp ở mỗi nền y học là không giống nhau. Theo đó, mỗi nền y học lại đưa ra những nguyên nhân riêng. Điều này cũng quyết định đến phương pháp điều trị của các nền y học. Vậy có những nguyên nhân gây bệnh đau xương khớp nào?
– Theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền nhận định tất cả các bệnh lý thuộc về bệnh khớp xương đều là do tà khí xâm phạm đến kinh lạc ở cơ, khớp. Khí huyết bị tắc nghẽn, không được lưu thông. Chúng làm suy giảm sức đề kháng của cơ thể và từ đó gây đau nhức, tê mỏi, viêm, thoái hóa.
– Theo y học hiện đại
Y học hiện đại đưa ra nhiều nguyên nhân như béo phì, chấn thương, lười vận động, thói quen sinh hoạt sai, tuổi tác,… Một cách trực tiếp học gián tiếp, những nguyên nhân này tác động đến dịch khớp, mật độ xương. Nó khiến cho khớp bị suy yếu và gây bệnh
Các phương pháp điều trị bệnh xương khớp:
– Dùng thuốc đặc trị: Tùy thuộc vào trường hợp mà chuyên gia sẽ kê đơn thuốc tây y để làm giảm nhẹ triệu chứng tức thời, hoặc kê đơn thuốc đông y có tác dụng bồi bổ từ bên trong, giúp cơ thể hồi phục dần, đẩy lui các triệu chứng bệnh lý.
– Phương pháp Dao châm He-ne: Là phương pháp được phát triển từ dao châm cứu truyền thống, thông qua các huyệt đạo, dao châm bóc tách các mô sụn nhẹ nhàng, tiếp cận chính xác ổ bệnh, loại bỏ các tế bào bệnh, giải phóng sự chèn ép, kháng viêm,…
– Phương pháp Dao dịch thể: Được áp dụng đối với những bệnh lý ở cột sống như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống, thoái hóa đốt sống,… dựa vào sự thẩm thấu của các khớp xương, đưa thuốc đến khu vực bệnh và đẩy lui bệnh hiệu quả.
– Vật lý trị liệu: Có khá nhiều phương pháp như nắn chỉnh xương, xoa bóp bấm huyệt, châm cứu, chiếu sóng viba, chạy máy vật lý trị liệu,… nhằm tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị với các phương pháp trên.
Phương pháp điều trị bệnh xương khớp bằng tây y
Đây là phương pháp phổ biến trong điều trị các bệnh lý liên quan đến xương khớp, các bác sĩ tây y sẽ chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, chống viêm, giãn cơ,… để giúp người bệnh dễ chịu và thoải mái hơn.
Phương pháp tây y có cách sử dụng tiện lợi và mang lại tác dụng nhanh chóng, nhưng phương pháp này lại chỉ ngăn chặn triệu chứng một cách tạm thời, cơn đau dễ tái phát khi ngưng uống thuốc.
Ngoài ra, còn dẫn tới nhờn thuốc, thậm chí gây tác dụng phụ và ảnh hưởng đến gan, thận, dạ dày… của người bệnh.
Phương pháp sử dụng thảo dược thiên nhiên
Nhờ kế thừa và phát huy những ưu điểm của nền y học cổ truyền từ xa xưa, hiện nay đông y đã và đang điều trị khỏi bệnh xương khớp cho rất nhiều người. Với phương pháp này, người bệnh sẽ được sử dụng các loại thuốc được bào chế từ thảo dược thiên nhiên, vô cùng an toàn và lành tính.
Ngoài ra, trong một số trường hợp bị đau xương khớp, đông y còn kết hợp bài thuốc uống cùng các phương pháp hỗ trợ bên ngoài như châm cứu, bấm huyệt,… để mang lại hiệu quả cao và tác dụng lâu dài.
Ưu điểm của đông y trong điều trị bệnh xương khớp
Bài thuốc được bào chế từ các loại thảo dược an toàn – không tác dụng phụ.
Có công thức rõ ràng và được kiểm tra chất lượng thường xuyên.
Các triệu chứng của bệnh xương khớp sẽ được thuyên giảm rõ rệt sau khi sử dụng thuốc.
Không xâm lấn, gây đau đớn và không ảnh hưởng đến chức năng gan, thận, dạ dày.
Thẩm thấu sâu vào cơ thể, mang lại tác dụng lâu dài và trị bệnh từ tận căn nguyên.
Giúp bồi bổ cơ thể, tăng tuần hoàn máu và nâng cao sức đề kháng tự nhiên.
Tiết kiệm chi phí và thời gian thăm khám cho người bệnh.